Trường phái chủ nghĩa trừu tượng Mark Rothko tin rằng nghệ thuật là một hình thức giao tiếp mạnh mẽ. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1956. “Thực tế là rất nhiều người xúc động và khóc khi xem những bức ảnh của tôi, cho thấy rằng tôi có thể truyền đạt những cảm xúc cơ bản của con người mà tôi đã thể hiện khi tôi vẽ chúng”.
Thông qua các bức tranh vẽ bằng vải có hình dạng nổi và các hình chữ nhật rực rỡ, Rothko đã tìm cách tạo ra một kết nối sâu sắc giữa nghệ sĩ, bức tranh và người xem. Hơn nữa, ông khẳng định rằng các tác phẩm của mình không chỉ thể hiện cảm xúc của con người mà còn kích thích trải nghiệm tâm lý và tình cảm ở những người thưởng thức chúng. Ông nói với tạp chí LIFE vào năm 1959. “Hội họa không chỉ nói về một trải nghiệm”, “ Bản chất của hội họa là sự trải nghiệm”.
Trong khi Rothko tin rằng những bức tranh của ông đã tự thể hiện những điều ông ẩn giấu đằng sau. Ông thường xuyên chế nhạo các nhà phê bình nghệ thuật khi họ cố gắng giải thích những bức tranh của ông bằng lời nói. Nhưng điều đó đã không ngăn cản việc ông phát triển lý thuyết của riêng mình về sức mạnh của nghệ thuật và quá trình sáng tạo. Trong suốt sự nghiệp của mình, từ cuối những năm 1920 cho đến khi ông qua đời vào năm 1970, họa sĩ đã tích lũy tài liệu sáng tác và thực hiện một số cuộc phỏng vấn cho thấy quan điểm của ông về cách có thể khơi dậy và khuyến khích sự sáng tạo. Dưới đây, chúng tôi nêu bật một số thể hiện sự thông thái của Rothko.
1. Sáng tạo theo bản năng trẻ thơ của bạn
Mark Rothko, Untitled1947, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco (SFMOMA)
Trong một trong những bài luận đầu tiên của Rothko, “Đào tạo phương pháp mới cho các nghệ sĩ tương lai và những người yêu nghệ thuật” (1934) , họa sĩ nhấn mạnh những lợi ích sáng tạo của việc tiếp cận nghệ thuật như một đứa trẻ hay theo bản năng vốn có của mỗi người, mà không cần hướng dẫn nhiều lần.
Khi quan sát trẻ em làm việc, ông nhận định rằng: “Chúng ta sẽ thấy chúng đặt các hình thể, hình vẽ và quan điểm vào các sắp xếp hình ảnh, sử dụng hầu hết các quy tắc của phối cảnh quang học và hình học, nhưng những đứa trẻ không nhận thức được rằng mình đang sử dụng chúng”. Đây có thể là lý do tại sao, ông đưa ra ý kiến rằng: “Những bức tranh của bọn trẻ rất tươi mới, rất sống động và đa dạng.” Ông cũng nói thêm rằng một nghệ sĩ ở bất kỳ trình độ kỹ năng nào cũng nên tìm cách “làm cho tác phẩm của mình trở nên thu hút và kích thích sự chú ý.”
Hơn nữa, Rothko khuyên các nghệ sĩ nên thể hiện cảm xúc và trải nghiệm một cách tự nhiên, giống như trẻ em, để phát triển phong cách độc đáo của riêng họ. Kết quả của phương pháp này là: mỗi đứa trẻ làm việc theo ý tưởng của riêng mình và thực sự phát triển một phong cách của riêng mình, nhờ đó tác phẩm của chúng có thể trở nên khác biệt với mọi người.
Trong suốt cuộc đời của mình, Rothko đã phát triển những phương pháp và lý thuyết đổi mới trong việc dạy học, tập trung vào hướng dẫn nghệ thuật, hỗ trợ khả năng của mỗi nghệ sĩ, thay vì hạn chế bất đồng trong sáng tạo của họ bằng cách thức đưa ra các nguyên tắc chung.
Trong một bản thảo, ông viết vào khoảng năm 1941 khi đang là giám sát nghệ thuật tại Học viện Trung tâm Do Thái Brooklyn, ông đã đưa ra ý kiến về việc: “tránh những sự ức chế về thể chất và cảm xúc” trong việc giảng dạy. Ông cũng áp dụng những ý tưởng này vào thực tế của mình. Rothko đã đào sâu vào tiềm thức của chính mình để giải phóng bản thân. Cuối cùng, quá trình này đã thúc đẩy sự định hướng cho các bức tranh trừu tượng. Phương pháp đột phá này của họa sĩ đã khiến ông trở thành người tiên phong trong lĩnh vực tranh màu.
2. Loại bỏ hàng rào giữa khán giả và canvas (chất liệu dùng để vẽ tranh)
Để đạt được phản hồi sâu sắc và trực tiếp từ người xem, Rothko đã cẩn thận loại bỏ những gì ông coi là “chướng ngại vật giữa họa sĩ và ý tưởng, và giữa ý tưởng và người quan sát”. Trong một tuyên bố đăng trên tạp chí nghệ thuật Tiger’s Eye ông nói rằng: ông muốn tạo ra những con đường rõ ràng mà qua đó khán giả của ông có thể trải nghiệm các bức tranh của ông. Đồng quan điểm với Rothko học giả Miguel Lopez Remiro cũng đã chỉ ra: “bối cảnh giao tiếp với người xem.”
Ông đạt được điều này thông qua những sáng tác ngày càng mang tính trừu tượng hay được hiểu là việc thiếu những dấu ấn dễ nhận biết của thế giới bên ngoài. Ông cũng không để tên hay bất kỳ nội dung nào cho các bức tranh của mình và cho phép người xem đưa ra các gợi ý về hình thức điền vào bức tranh đó.
Rothko cũng hướng về những bức tranh lớn không có khung, để tác phẩm hòa mình vào môi trường của khán giả khi thưởng thức. Ông từng nói trong một bài giảng tại Viện Pratt: “Những bức tranh nhỏ từ thời Phục hưng giống như tiểu thuyết. Những bức tranh lớn giống như những bộ phim truyền hình trong đó người ta tham gia một cách trực tiếp.”
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại đã gợi ý rằng: người xem nên ngồi cách khung tranh của anh ấy gần 45cm và đó cũng là lời khuyên của họa sĩ. Mục đích của ông “có lẽ là để chiếm lĩnh tầm nhìn của người xem và do đó tạo ra cảm giác chiêm nghiệm và siêu việt”
3. Loại bỏ “cái tôi” khỏi nghệ thuật
Ông tin rằng cái tôi, hay những ám chỉ đến tiểu sử và vai trò của nghệ sĩ trong xã hội, chỉ làm xao lãng sức mạnh thực sự của nghệ thuật để gợi ra “phản ứng tự nhiên nhất của con người”.
Trong khi đó Rothko gắn cảm xúc của chính mình vào những điều trừu tượng nhưng ông tin rằng đây là những yếu tố phổ biến trong trải nghiệm của con người, không phải là duy nhất của ông.
Ví dụ sâu sắc nhất về ý định loại bỏ cái tôi khỏi nghệ thuật của Rothko là bản thảo lý thuyết “Thực tế của nghệ sĩ”, được gia đình ông xuất bản vào năm 2004, rất lâu sau khi nghệ sĩ tự tử năm 1970 (Rothko bị trầm cảm trong suốt cuộc đời của mình). Những tài liệu ghi chép về nhiều lý thuyết phát triển nhất của Rothko về nghệ thuật và sáng tạo lại rất hiếm khi sử dụng từ “Tôi” và không đề cập đến các bức tranh hoặc quá trình hành nghề của riêng mình. Thật vậy, những sự trừu tượng siêu việt của ông cũng không có chữ “tôi” nào. Thay vào đó, chúng thể hiện những cảm xúc được con người hiểu và trải nghiệm chung.
Nguồn: Mark Rothko on How to Be an Artist – Artsy
Leave a Reply