Khi bước vào tuổi 40 họa sĩ Georgia O’Keeffe đã khẳng định: “Ý niệm về việc bạn có thể trở thành một họa sĩ chỉ sau một đêm là không thể, trừ khi bạn là thiên tài và một chút khí chất nghệ sĩ để dẫn đến thành công trong nghệ thuật là một ý kiến sai lầm”. Bốn năm trước, lần đầu tiên bà được hồi tưởng tại Bảo tàng Brooklyn, đây là một dấu mốc thể hiện sự thành công trong sự nghiệp của bà. Mặc dù O’Keeffe đã sống đến 98 tuổi nhưng bà vẫn chưa phát triển hoàn toàn như một họa sĩ hay dự định về việc trở thành một họa sĩ.
“Những họa sĩ vĩ đại không phải là một diều diễn ra ngẫu nhiên mà họ còn hơn cả những nhà văn, ca sĩ hay những người sáng tạo khác. Họ phải được đào tạo trong trường học với bề dày về kinh nghiệm.”
O’Keeffe chưa bao giờ ghi lại những lý thuyết của mình về nghệ thuật một cách chính thức. Tuy nhiên, bà đã để lại nội dung trong các cuộc phỏng vấn và những lá thư tiết lộ cách bà tiếp cận với hội họa. Các thói quen, kinh nghiệm và môi trường đã truyền cảm hứng cho bà.
Trong các bức thư khi trao đổi với chồng (nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz) đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn chân thực, nguyên sơ về bộ óc sáng tạo của O’Keeffe. Hai người đã trao đổi 25.000 trang thư từ 1915 – 1946, trong thời gian đó, bà tìm thấy tiếng nói của mình như một họa sĩ: đầu tiên là thông qua những bức tranh hoa của bà và sau đó là qua phong cảnh và tĩnh vật siêu thực được lấy cảm hứng từ cảnh quan xung quanh đầy núi và đầu lâu trong những bức vẽ ở New Mexico.
Dưới đây, chúng tôi đã chắt chọc một số bài học được rút ra được từ những lời nói của O’Keeffe. Chính những lời nói đó đã đề cập đến tầm quan trọng của việc quan sát, tổ chức, kiên trì và cống hiến bản thân cho niềm vui hoang dã của hội họa.
Bài học số 1: Quan sát thế giới xung quanh bạn một cách chặt chẽ và đầy khao khát
O’Keeffe viết cho Stieglitz năm 1930, từ Taos, New Mexico: “Tôi đã vẽ một vài bức tranh nhỏ. Thật tuyệt vời khi ngồi ở đó, một mình ngắm nhìn ánh sáng và bóng xế tà trên sa mạc, xa xa là những ngọn núi. Và rồi tôi tự hỏi: mình có thể làm gì với nó ?… Điều đó khiến tôi cảm thấy thích thú hơn những người khác và chúng gần như không tồn tại.”
O’Keeffe đã lấy cảm hứng cho những bức tranh của mình từ thế giới tự nhiên bao trùm lấy bà. Cho dù ở Hồ George, New York, nơi bà đã dành thời gian trong suốt những năm hai mươi ba mươi tuổi, hay ở Abiquiu, New Mexico, nơi sau này bà thành lập một xưởng vẽ. Đó là nơi có hệ động thực vật phong phú hay cách mà ánh sáng phản chiếu vào những vách đá. Điều đó đã mê hoặc bà.
Bà viết cho người bạn Arthur Dove (1942): “Tôi ước gì bạn có thể nhìn thấy những gì tôi đang nhìn thấy qua cửa sổ. Những vách đá màu hồng và vàng óng ánh pha chút nâu của màu đất ở phía bắc. Vầng trăng tròn, nhạt dần, sắp lặn trên bầu trời hoa oải hương vào buổi sáng sớm. Phía sau là bóng dáng của những thân cây cao và xinh đẹp bao phủ đỉnh núi bằng phẳng ở phía tây. Phía trước, những ngọn đồi màu hồng và tím xen giữa những hàng cây tuyết tùng xanh cùng bờ bụi rậm rạp. Một cảm giác thật thoáng đãng và thoải mái. Đó quả là một thế giới tuyệt đẹp.”
O’Keeffe đã say mê những quang cảnh này, sau đó cô lập chúng thành các thành phần tác động đến tư tưởng của bà. Đó là những đường nét và màu sắc yêu thích mà bà đã mang lên những bức tranh của mình: những bức tranh với những nếp gấp mềm mại, bão hòa hay khung cảnh sa mạc rộng lớn, bình yên. Ngay cả những bức tranh trừu tượng cũng phát triển từ những quan sát về thiên nhiên. Như nhà sử học David W. Galenson đã chỉ ra, chúng đại diện cho “sự đơn giản hóa dần về hình dạng của các vật thể thực”.
Thông qua quá trình quan sát kỹ lưỡng này, O’Keeffe đã tìm cách truyền tải những hiện thực của môi trường xung quanh. Bà nói vào năm 1922 rằng: “Chỉ bằng cách chọn lọc, bằng cách loại bỏ, bằng cách nhấn mạnh, chúng ta mới hiểu được ý nghĩa thực sự của mọi thứ.”
Bài học số 2: Tổ chức là chìa khóa của năng suất
Mặc dù nổi tiếng là một người có tinh thần tự do, O’Keeffe vẫn có thói quen sắp xếp tài liệu một cách tỉ mỉ. Bà thích những ngày làm việc dài, trong đó bà dậy sớm và để tránh xa các hoạt động như viết thư để dành thời gian một mình trong phòng tranh.
Bà viết cho Stieglitz vào năm 1929: “Tôi đã không viết thư cho bạn ngày hôm qua, hôm nay tôi đã làm việc cả ngày và hôm nay tôi không có từ gì để thể diễn tả được với bạn rằng tôi thích nó như thế nào. Tôi đi làm trước tám giờ, dừng lại một vài giờ vào buổi trưa, rồi lại đến sáu giờ, tôi sẽ lại ở đó vào ngày mai”.
Những thói quen hàng ngày của bà càng trở nên rõ nét hơn về sau này, sau khi bà lui toàn bộ thời gian tới New Mexico vào năm 1949. Nhiều ngày, bà dậy cùng mặt trời và đi bộ sớm qua sa mạc. Mason Currey đã viết trong cuốn sách Daily Rituals: How Artists Work: Bữa sáng sẽ diễn ra vào lúc 7 giờ sáng và thường bao gồm: trứng, bánh mì và ớt cay với dầu tỏi. Bà say mê thiên nhiên và thức ăn vào buổi sáng sớm, bà đi đến studio của mình và nghỉ ngơi vào buổi trưa.
Trong suốt cuộc đời của mình, bà đã giữ phòng tranh của mình sạch sẽ và gọn gàng. Năm 1951, bà mô tả không gian làm việc Abiquiu của mình cho một người bạn và nhớ lại bằng cụm từ #thingsorganizedneosystem.
“Bảng màu của tôi rất sạch sẽ, những chiếc cọ của tôi cũng vậy. Bảng màu nằm trên bàn giúp tôi có thể xoay tròn, có một cái khác ở trên bệ cửa sổ, giá vẽ ở phía đằng kia cạnh cửa sổ, một giá vẽ khác ở trên bệ cửa sổ. “Một chiếc bàn dài hơn 3m chứa đầy vải bạt, cáng, búa và đinh. Phía sau, một chiếc bàn nhỏ với đầy những mảnh bìa nhỏ được phủ canvas và được sơn các tông màu mà tôi có.”
Sau cái chết của O’Keeffe, nhà sử học Ann Daly đã tìm thấy: một nơi cất giữ gồm 330 thẻ màu đã được phát hiện trong phòng tranh. Cùng với các mẫu màu đóng vai trò như một kho lưu trữ các màu sắc mà bà đã sử dụng trong các bức tranh cụ thể, mà bà sẽ tham khảo lại khi vẽ bức tranh mới. Cách tổ chức như thế này cho phép O’Keeffe dễ dàng thử nghiệm với bảng màu của bà, cũng như độ trong và kết cấu của các loại sơn mà bà đã sử dụng.
Bài học số 3: Đừng mắc lỗi – hãy học từ chúng
O’Keeffe cởi mở với bạn bè khi nói đến những bất an và thất bại của bà. Nhưng bà cũng thừa nhận rằng việc tạo ra tác phẩm chưa tốt là điều không thể tránh khỏi, và đơn giản là một phần của quá trình sáng tạo. Bà viết cho Stieglitz vào năm 1929: “Bức tranh sáng nay không hay ho gì cả”.
Trong suốt quá trình thực hành của mình, O’Keeffe đã mô tả lặp đi lặp lại những đối tượng và cảnh tương tự – cho đến khi bà đạt được một bố cục mà bà hài lòng. Ví dụ, từ năm 1946 – 1960, bà đã sơn cửa sân trong ngôi nhà ở New Mexico của mình hơn 20 lần.
Bà nói với nhà sử học nghệ thuật Katharine Kuh rằng: “Tôi có một tư duy theo hướng duy nhất. Tôi làm việc với một ý tưởng trong một thời gian dài. Thành công không chỉ vẽ một bức tranh. Nó là kết quả của việc thực hiện một hành động được xác định và kiên trì với nó”
Trong khi O’Keeffe biết khi nào một bức tranh có chất lượng tốt hoặc thành công về mặt sáng tác, bà đã bác bỏ tầm quan trọng của thành công về mặt tài chính hoặc danh tiếng đối với việc làm nghệ thuật. Bà viết cho nhà văn Sherwood Anderson: “Bạn có thành công hay không không quan trọng, không có chuyện đó,” . Ngay cả khi bà biết một bức tranh có thể không phù hợp thị hiếu với nhiều đối tượng, bà đã thấy giá trị của việc hoàn thiện nó và giữ nó để tham khảo và thưởng thức cá nhân.
Khi bà viết cho Stieglitz vào năm 1929 về một bức tranh mới mà bà đã bắt đầu, bà đã trêu đùa về sự kỳ lạ của nó, nói rằng: “Rất khó để nhìn thấy bức tranh mới của tôi… Nó thực sự không phải của đất nước này và nó không tồn tại cho nơi này và nó không thú vị.” Mặc dù vậy, bà vẫn quyết định giữ nó: “Tôi nghĩ nó sẽ đến. Mặc dù nó có thể không là gì cho bất cứ ai ngoài tôi.”
Bài học số 4: Không tập trung vào các xu hướng, hãy là chính bạn
O’Keeffe đã làm việc trong một thời đại mà nhiều nghệ sĩ cạnh tranh coi các thuật ngữ như “đẹp” hoặc “tuyệt vời” là một sự xúc phạm đối với tác phẩm của họ. Nhưng O’Keeffe không đồng ý, bà muốn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và sử dụng những màu sắc lộng lẫy, bất chấp xu hướng đối lập giữa các nghệ sĩ mà bà chuyển đến. “Tôi là một trong số ít họa sĩ, có lẽ là người duy nhất hiện nay, người sẵn sàng nói về công việc của tôi là tuyệt vời, ”bà từng nói: “Tôi không ngại vì nó đẹp.”
Đặc biệt, các đồng nghiệp nam của bà không phải là người hâm mộ bảng màu rực rỡ của bà. Bà nhớ lại: “Những người bạn khác giới không thích màu của tôi. Họ cảm thấy màu của tôi là một thứ gì đấy vô vọng và màu của tôi quá sáng”. Nhưng một lần nữa, bà không để tâm đến những lời chỉ trích của họ. Bà nói một cách kiên quyết.“Tôi thích màu sắc.”
Thậm chí, bà đã tự vạch ra con đường riêng cho mình khi đến nơi bà sống và làm việc. Trong khi Stieglitz và phần lớn các nghệ sĩ đồng nghiệp của bà vẫn ở New York trong suốt sự nghiệp của họ, thì O’Keeffe lại chọn sống một cuộc sống cô độc ở New Mexico. Ở đó, và trong những môi trường đơn độc khác, bà thấy không gian để sáng tạo.
Bà viết cho người bạn Anita Pollitzer của mình: “Tôi đã làm việc như điên cả ngày…có vẻ như tôi chưa bao giờ có khoảng thời gian vui vẻ như vậy. Tôi chỉ đang cố gắng nói những gì tôi muốn nói và thật là vui khi nói những gì bạn muốn”.
Trong suốt cuộc đời của mình, O’Keeffe mong muốn tự do và thoát ra khỏi các xu hướng nghệ thuật, khỏi áp lực của thế giới nghệ thuật chính thống, khỏi những xiềng xích của một xã hội nam quyền. Và chính bằng cách thể hiện rõ những kỳ vọng, bà đã tạo ra một tác phẩm độc đáo và mang tính cách mạng. “Tôi tin vào việc có mọi thứ và làm mọi thứ bạn muốn, nếu bạn thực sự muốn và nếu bạn có thể làm theo bất kỳ cách nào thì bạn cũng có thể”. Thật vậy, O’Keeffe đã sống giấc mơ của mình một cách không khoan nhượng và xuất thần. Cho đến ngày nay, bà vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho những người khác cũng làm như vậy.
Nguồn: How to Be an Artist, According to Georgia O’Keeffe – Artsy
Leave a Reply